TẠI SAO PHẢI LẮP ĐẶT BỘ LỌC KHÍ NÉN

Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén là gì? Có cần thiết phải lắp bộ lọc khí nén? Cùng SCR phân tích và giải thích tại sao phải lắp bộ lọc khí nén trong bài viết này nhé.

1. Khái niệm của Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén được lắp trên đường ống của máy nén khí. Bộ lọc khí nén có tác dụng kết nối giữa các thiết bị khí nén và thiết bị tách nước. Từ đó giúp loại bỏ được hơi nước, bụi bẩn và các tạp chất trong khí nén để cho ra luồng khí sạch trước khi sử dụng. Ngoài ra, bộ lọc khí nén còn có thể dùng để lọc tách dầu, lọc tách nhớt trong nhiều loại máy công nghiệp khác.

2. Vai trò của Bộ lọc khí nén 

Bộ lọc khí nén đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống máy nén khí, đảm bảo hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của toàn bộ hệ thống.

  • Loại bỏ tạp chất và bụi bẩn: Khi không khí được hút vào máy nén, thường chứa rất nhiều bụi bẩn, tạp chất, hơi nước, dầu,…. Lúc này bộ lọc sẽ có nhiệm vụ  lọc sạch bụi bẩn, ngăn chặn các tạp chất đi vào thiết bị sử dụng khí nén (như xilanh, van, motor khí…).
  • Tách nước và dầu ra khỏi khí nén: Hơi nước và dầu nếu không được loại bỏ sẽ gây ăn mòn thiết bị, giảm hiệu suất và có thể gây hư hỏng các bộ phận chính. 
  •  Tối ưu hiệu suất hệ thống khí nén: Bộ lọc khí nén giúp loại bỏ các tạp chất giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, giảm áp suất thất thoát và tiết kiệm năng lượng đáp ứng tiêu chuẩn sạch, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Bộ lọc tinh với nhiệm vụ loại bỏ những hạt bụi siêu nhỏ, hơi dầu còn sót lại.
Bộ lọc khí nén

3. Cấu tạo của bộ lọc đường ống khí nén

Lọc đường ống khí nén được cấu thành bởi 3 bộ phận là van lọc, van điều chỉnh áp suất và van tra dầu.

3.1. Van lọc

Van lọc có nhiệm vụ loại bỏ phần nước và tạp chất, cặn bẩn ra khỏi khí nén. Nó thường được làm từ lọc xốp, giấy thấm ướt, vật liệu tổng hợp hay vải dây kim loại. 

3.2. Van điều chỉnh áp suất

Van điều chỉnh áp suất đóng vai trò trọng yếu trong bộ lọc đường ống khí nén. Nó giúp duy trì áp suất ra và vào luôn luôn bằng nhau. Nguyên tắc hoạt động của van áp suất này đó là: Khi áp suất của dòng khí nén xảy ra cao hơn so với áp suất ban đầu thì van điều chỉnh áp suất sẽ tác động lên trục vít làm cho khí nén đi qua lỗ thông khí và tác động lên màng làm thay đổi vị trí của kim van, lúc này khí nén được xả ra ngoài để đảm bảo an toàn cho hệ thống cho đến khi áp suất của dòng khí ra bằng với áp suất của dòng khí vào thì kim van lại trở về trạng thái cân bằng.

3.3. Van tra dầu

Ở những Bộ lọc đôi khí nén thường được trang bị thêm van tra dầu giúp hạn chế tình trạng han gỉ, ăn mòn của máy móc trong hệ thống khí nén.

Hệ thống bộ lọc đường ống khí nén đầy đủ
Hệ thống bộ lọc khí nén

4. Lợi ích khi lắp đặt bộ lọc khí nén cho hệ thống 

  • Bảo vệ máy móc: Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, hơi nước, cặn dầu,… giúp khí nén sạch hơn, hạn chế hoen gỉ và hư hại cho máy móc.
  • Tăng hiệu quả sản xuất: Khí sạch giúp quá trình vận hành mượt mà, giảm thiểu sự cố ngoài ý muốn.
  • Tiết kiệm chi phí: Máy móc bền bỉ hơn, giảm chi phí sửa chữa và thay mới.
  • Thiết kế thông minh: Bộ lọc nhỏ gọn, dễ lắp đặt, độ bền cao và hiển thị cảnh báo khi cần thay thế.

5. Kết luận 

Việc lắp đặt bộ lọc khí nén là giải pháp thiết yếu để bảo vệ hệ thống máy nén khí, nâng cao hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Bộ lọc không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, nước, dầu và tạp chất mà còn đảm bảo khí nén đạt chất lượng cao, ổn định cho các ứng dụng sản xuất. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn khí sạch như thực phẩm, dược phẩm hay điện tử, bộ lọc khí nén là thiết bị không thể thiếu.

Đầu tư đúng loại bộ lọc khí nén phù hợp, lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả vận hành tối ưu và tiết kiệm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp. Liên hệ với SCR để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

SCR – Giải pháp khí nén toàn diện, nâng tầm doanh nghiệp Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *